0%
Still working...

Dấu hiệu đau bụng giun ở trẻ em

dấu hiệu đau bụng giun ở trẻ

Một trong những tình trạng phổ biến là chứng đau bụng ở trẻ em. Vậy làm thế nào bạn có thể biết liệu con bạn có bị giun trong bụng hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 12 dấu hiệu cho thấy con bạn có thể có giun trong bụng.

Thế nào là đau bụng giun ở trẻ? Nguyên nhân thường gặp

Nhiễm giun là bệnh phổ biến ở tại Việt Nam. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó thường gặp nhất là các bé nhỏ. Việc nhiễm giun sán có thể gây ra những cơn đau thắt vùng bụng, đau khi đói ở thượng vị và vùng bụng dưới kèm theo dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, táo bón, đi ngoài ra máu. Trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán khi xét nghiệm phân sẽ thấy có nhiều trứng giun. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị đau bụng giun đó là thói quen ăn uống, sinh hoạt không được lành mạnh. Bé ăn phải những thức ăn không được chế biến sạch sẽ hoặc chưa nấu chín. Ngoài ra, trẻ nhỏ bản tính tò mò, thích được khám phá mọi thứ xung quanh nên hay đưa đồ vào miệng tạo điều kiện cho giun sán ký sinh.

Triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em

Trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Vì vậy con có nguy cơ bị bệnh giun sán rất cao. Dưới đây là những dấu hiệu bé bị đau bụng giun mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết.

Đau bụng

Theo các chuyên gia, quá trình giun sán ký sinh các bé thường bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ do bị viêm nhiễm đường ruột. Không chỉ thế, khoảng thời gian này con còn có thể đi ngoài bởi ký sinh trùng ngăn chặn hệ thống bài tiết. Thông thường, đau bụng âm ỉ sẽ liên quan đến giun kim hoặc một số loại giun tròn.

Xem ngay:  10 Loại tã bỉm mùa hè thoáng mát cho bé mà phụ huynh nên biết

Ngứa hậu môn vào ban đêm

Giun kim thường hoạt động mạnh về đêm. Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể chúng sẽ đi đến hậu môn sinh sản. Vì vậy đêm đến trẻ thường hay bị ngứa ngáy ở quanh hậu môn.

Trẻ thấy mệt mỏi

Dấu hiệu bé bị đau bụng giun tiếp mà mẹ có thể nhận thấy đó là cơ thể hay bị mệt mỏi. Theo các chuyên gia, giun sán sau khi đi vào cơ thể sẽ ký sinh ở rất nhiều vị trí khác nhau trong ruột. Chúng thường hút hết các chất dinh dưỡng ở trong thức ăn mà bé ăn vào. Vì vậy con bị thiếu chất, thường xuyên mệt mỏi, xanh xao.

Gặp vấn đề về tiêu hóa

Ký sinh trùng hay giun sán sau khi xâm nhập thường sẽ ký sinh trong ruột, phá hủy niêm mạc của bộ phận này gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy một số trường hợp các bé có thể tiêu chảy mãn tính. Lúc này phân sẽ lúc đặc, lúc lỏng, đôi khi có thể thấy cả giun kim ở trong hậu môn hoặc phân.

 

Tẩy giun cho trẻ và những điều cần lưu ý
Trẻ có thể rối loạn tiêu hóa khi đau bụng giun

Trẻ hay nghiến răng

Quá trình di chuyển ở trong cơ thể ký sinh trùng sẽ thải ra chất độc. Những hoạt chất này ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh của bé và gây ra hiện tượng nghiến răng.

Đau cơ bắp và khớp

Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ và khớp của bé khiến con đau nhức, mệt mỏi. Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác do đó mẹ cần hết sức lưu ý.

Gặp vấn đề về da

Dấu hiệu bé bị đau bụng giun mà mẹ có thể nhận biết đó là da có vấn đề. Theo các chuyên gia, khi có giun sán ký sinh trẻ nhỏ thường bị viêm da, phát ban, dị ứng bất thường. Nguyên nhân của tình trạng này là do ký sinh trùng tạo ra chất độc làm tăng nồng độ bạch cầu trong máu, dẫn đến viêm loét, nổi mẩn, chấn thương bất thường.

Trẻ bị dị ứng thuốc nổi mẩn đỏ khắp người nên làm gì?
Đau bụng giun còn có thể khiến bé nổi mẩn

Ngoài trẻ bị đau bụng giun còn có các dấu hiệu như:

  • Bé thèm ăn, ăn nhiều nhưng trọng lượng cơ thể không tăng
  • Trẻ khó chịu, thay đổi hoạt động hàng ngày
  • Bé gái có thể nổi mẩn và ngứa quanh vùng âm đạo
  • Có dấu hiệu thiếu vitamin và khoáng chất
  • Lẫn máu trong phân hoặc có biểu hiện thở khò khè, ho khan
Xem ngay:  Những lưu ý khi cho con trẻ ăn kem vào mùa hè

Trẻ đau bụng giun có nguy hiểm không?

Bé bị đau bụng giun kéo dài sẽ gây ra những hậu quả như sau:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến con không hấp thụ được chất dinh dưỡng
  • Trẻ còi cọc, chậm lớn
  • Trẻ có thể tắc ruột do búi giun
  • Gây ra cơn đau cấp tính nếu giun chui lên đường mật
  • Gây đau dạ dày cấp khi giun chui lên dạ dày
  • Trường hợp giun chui lên ống tụy có thể gây viêm tụy cấp ảnh hưởng tính mạng

Cách chữa đau bụng giun ở trẻ em và phòng ngừa hiệu quả

Trẻ đau bụng giun nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy khi con có dấu hiệu bệnh mẹ hãy áp dụng biện pháp điều trị, phòng ngừa dưới đây.

Cách điều trị đau bụng giun ở trẻ

Một trong những cách chữa đau bụng giun ở trẻ em được nhiều mẹ bỉm áp dụng hiện nay đó là tẩy giun. Theo các chuyên gia, nếu việc xét nghiệm phân có trứng giun hoặc trẻ bị ngứa hậu môn thì mẹ hãy dùng cách này.

Với trẻ 2 tuổi trở nên 6 tháng, 1 năm có thể tẩy giun một lần. Khi dùng thuốc để tẩy giun không cần bắt bé nhịn ăn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng dùng.

SỔ GIUN CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ

Cách phòng ngừa đau bụng giun ở trẻ

  • Các bậc phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen sinh hoạt tốt. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh để giun sán xâm nhập
  • Cho bé duy trì một số hoạt động phòng ngừa giun sán như rửa tay trước ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên cắt bỏ móng tay, móng chân. Vì đây là những môi trường giun sán rất dễ xâm nhập và phát triển mạnh
  • Mẹ nên chú ý dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi, vật dụng cá nhân của con
  • Cho bé ăn thức ăn đã nấu chín, thực phẩm bảo đảm an toàn
  • Nên hâm nóng lại đồ ăn trước khi cho bé sử dụng. Không cho trẻ ăn thức ăn không rõ nguồn gốc như đồ ăn vỉa hè, đường phố

Recommended Posts